Quy trình kỹ thuật chăm sóc và chế biến mác ca

Quy trình kỹ thuật chăm sóc và chế biến mác ca

1. Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi trồng cây 20-30 ngày tiến hành kiểm tra, trồng dặm cây bị chết; chỉnh sửa ngay ngắn cây bị nghiêng đổ.

Khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng tiến hành phát dọn dây leo, làm cỏ xới đất quanh gốc đường kính 0,8-1m. Lần 2 cách lần 1 từ 40 – 50 ngày. Hàng năm trước khi bón phân, tiến hành làm cỏ, xới đất.

1.1. Bón thúc: hoa và trái mắc ca

– Giai đoạn trước khi cây ra hoa:

+ Năm thứ nhất: Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khỏang 5-10cm cách gốc 25-30cm). Mỗi lần bón 100gram/gốc NPK 16-16-8-13S sau khi bón phân lấp đất lại. Bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 40 – 50 ngày .

+ Năm thứ hai, thứ ba: Bón phân 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khỏang 5-10cm cách gốc 30-40cm). Mỗi lần bón 120gram/gốc NPK 16-16-8-13S sau khi bón phân lấp đất lại.

– Giai đoạn khi cây ra hoa, đậu quả: Bón phân 3 lần vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, cây đang ra trái và sau khi thu hoạch. Lượng phân tăng dần theo năm, bón phân theo đường hình chiếu tán lá. Xới đất thành rãnh sâu 10-15cm, rộng 20cm, sau khi bón phân thì lấp đất lại. Bón khoảng 20-30 kg phân chuồng hoai 1 lần/năm vào giai đoạn trước khi cây ra hoa.

1.2. Tỉa cành, tạo tán

Hàng năm, sau khi thu hoạch quả cần tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ cành yếu sâu bệnh để cây được thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

1.3. Phòng trừ cây bệnh hại

+ Bệnh hoa:

– Triệu chứng: đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị khô héo, hoa bị khô rồi rụng. Trong điều kiện mưa ẩm những hoa bị nhiễm bệnh biến sang mầu nâu xám đến màu đen.

– Cách phòng trị: Không nên trồng cây quá dày. Cây chớm bị bệnh phun thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,… nếu phun chậm thì không có tác dụng.

+ Bệnh vỏ quả có nốt:

– Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện nốt màu vàng nhạt trên vỏ quả, dần biến thành màu vàng đậm rồi màu nâu lan rộng từ 5-15mm. Khi khuẩn xâm nhập vào phía trong của vỏ nó chuyển sang màu nâu đen.

– Cách phòng trị: Phun Cupric Hydroxide Cu(OH)2 77% pha loãng 300 – 800 lần phun lên toàn bộ quả hoặc cục bộ lô bị bệnh, mỗ tháng 1 lần, trong ba tháng liền.

+ Bệnh hại thân cây:

– Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu thân cây và cành cây, do hai loại nấm dịch mao khuẩn và hai bào khuẩn mao sắc. Bệnh thường lây lan do tác động cơ giới lan truyền vào vết thương thân cây. Khi đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị chết khô và dần cây cũng bị chết.

– Cách phòng trị: Dùng sơn trắng trộn với Cupric Hydroxide Cu(OH)2 (30% hydroxit đồng 100gr/lít) sơn vào chỗ vị trí từ độ cao 35cm trở xuống gốc cây, nếu cây đã bị nhiễm bệnh dùng hỗn hợp Metalaxyl nồng độ 0,4% và Thiophanate-methyl nồng độ 0,2% với sơn trắng phết vào chỗ bị bệnh mỗi tuần một lần, liên tục ba lần.

+  Côn trùng:

Cần phun phòng định kỳ, không nên phun thuốc lúc cây ra hoa. Giai đoạn cây ra trái non, côn trùng thường chích hút quả non làm quả bị những nốt thâm và nứt vỏ quả.

2. Quy trình thu hái quả và sơ chế bảo quản hạt

Quy trình thu hái: Quả Mắc ca khi chín vỏ ngoài sẽ khô và hơi nứt theo chiều từ nhũ lồi tới cuống quả; vỏ hạt chuyển từ màu nâu nhạt sang màu nâu sẫm, vỏ hạt cứng, sau đó quả tự rụng xuống;

từ giữa tháng 8 đến tháng 10;

Trước khi quả rụng từ 1-2 tuần làm vệ sinh rừng cây ( vườn cây ) theo hàng, dọn sạch cỏ, vỏ, lá khô… để thuận tiện cho việc thu quả;

Dùng tay chặt quả chín rụng xuống đất hoặc dùng lưới nylon, vải bạt rải dưới gốc cây để quả rụng xuống rồi gom lại.

Sơ chế bảo quản hạt:

  1. Quả chín rụng xuông đất phải thu hoạch ngay, sau khi thu hoạch về trong vòng 24h phải bóc ngay vỏ ngoài và đưa làm sấy khô, số quả còn lại chưa bóc hết vỏ thì phải rải đều thành lớp mỏng trên nền nhà, bật quạt làm mát và thoáng khí, không được phơi quả dưới ánh nắng.
  2. Trường hợp bóc vỏ bằng tay thì phải dùng búa gỗ có nệm cao su mỏng ở đe búa, đập cho vỏ vỡ rồi lấy hạt; không làm hạt bị sây sat, ảnh hưởng đến chất lượng nhân; phần vỏ quả sau khi bóc có thể mang ủ làm phân bón hữu cơ;
  3. Loại bỏ các mảnh vỡ, quả và hạt bị sâu bệnh, hạt đã nảy mầm , hạt nứt ,… hạt nhỏ, hạt có tỷ lệ nhân thấp; sau đó làm khô hạt như sau:
  • Làm khô hạt tự nhiên: hạt sau khi bóc đem rải đều một lớp dày 10-15cm trên nền nhà hoặc nền sân có mái che, thông thoáng, mỗi tuần đảo 3 lần, sau 1,5-2 tháng hạt sẽ khô, độ ẩm giảm xuống còn 10-15%
  • Làm khô nhân tạo: áp dụng cho sản xuất lớn, sấy khô 30 độ C trong 5 ngày, sau đó tăng lên 38 độ C trong 1-2 ngày, tăng tiếp thêm 45 độ C trong 1 ngày và cuối cùng tăng lên 50 độ C trong 1-2 ngày, độ ẩm của hạt còn từ 1,5-5%;
  1. Quá trình chế biến và bảo quản hạt:
  • Hạt sau khi bảo quản đã làm khô nên chuyển đi chế biến ngay.

 

Bình luận

Đăng ký nhận bản tin từ công ty